Hướng dẫn cách làm mái xếp lượn sóng đơn giản, đúng kỹ thuật tại nhà

Hướng dẫn cách làm mái xếp lượn sóng đơn giản, đúng kỹ thuật tại nhà

Nếu bạn có đủ điều kiện hoặc không có thời gian thì việc thuê các đơn vị thi công mái xếp là điều phù hợp. Tuy nhiên, nếu bạn có thời gian và muốn tiết kiệm chi phí thì có thể tự thực hiện cách làm mái xếp lượn sóng. Bài viết của Hòa Phát sẽ giúp bạn thi công mái xếp đúng quy trình, đảm bảo kỹ thuật và không xảy ra lỗi khi hoạt động.

1. Các bước làm mái che xếp, mái che bằng bạt

Cách làm mái xếp lượn sóng cũng khá cầu kỳ, trải qua nhiều bước nhưng nếu tìm hiểu kỹ thì bạn có thể tự mình thực hiện được. Tự thi công mái xếp sẽ giúp bạn tiết kiệm một khoản chi phí đáng kể, bạn cũng sẽ có kinh nghiệm để tự mình làm những công trình tiếp theo. Dưới đây là những hướng dẫn cụ thể dành cho bạn.

1.1. Khảo sát, đo đạc diện tích cần lắp đặt mái bạt che

Bước đầu tiên trước khi bắt đầu một công trình bất kỳ là khảo sát, đo đạc thực tế để lấy các số liệu cần thiết. Quá trình này sẽ giúp bạn định hướng được loại bạt mình sẽ lắp có kích thước ra sao, chất liệu gì, chi phí bao nhiêu, cần chuẩn bị những gì trước để việc thi công diễn ra thuận lợi.

Khảo sát trước khi thi công còn nhằm mục đích xác định được điểm mạnh, hạn chế của khu vực mà mình sẽ thi công, từ đó đưa ra những giải pháp phù hợp với thực tế nhất. Nếu không tiến hành khảo sát, đo đạc có thể dẫn đến tình trạng thiếu nguyên vật liệu, chi phí bị tăng lên, mái che sau khi thi công xong không làm bạn ưng ý.

Một số dụng cụ bạn cần chuẩn bị trong quá trình khảo sát thực tế gồm có:

  • Thước dây hoặc thước kéo: Đo đạc diện tích thi công, từ đó xác định kích thước, số lượng các nguyên vật liệu.
  • Sổ ghi chép: Ghi lại các kích thước, những điều cần chuẩn bị, lưu ý để việc thi công được đảm bảo.

1.2 Thiết kế mái xếp lượn sóng

Bước quan trọng thứ hai mà bạn cần thực hiện trong cách làm mái xếp lượn sóng là thiết kế mái xếp. Bước này sẽ được tiến hành sau khi bạn khảo sát và đo đạc thực tế xong. Thiết kế mái xếp sẽ giúp bạn biết được bộ phận nào cần thi công trước, bộ phận nào thi công sau, cần có những giải pháp gì để đạt hiệu quả tốt nhất.

Khi thiết kế mái xếp, bạn cần xác định được những bộ phận chủ yếu của mái xếp dưới đây:

  • Móng mái xếp: Móng được đào hố và đổ bê tông, sử dụng cột sắt để chôn vào cột để đảm bảo sự chắc chắn. Một số mẫu mái xếp di động thì không cần đổ bê tông mà có thể gắn bánh xe ở chân cột để di chuyển.
  • Kết cấu cột: Gồm 4 cột chịu lực chính cho toàn bộ mái xếp
  • Hệ kèo chịu lực: Kèo ngang, dạng đơn, bao gồm thanh chịu lực chính là thanh trên và thanh dưới, thanh đứng, thanh chéo kèo.
  • Hệ kèo ray và máng trượt: Hệ kèo này thực chất chính là hệ kéo của mái xếp, giúp phần mái có thể kéo rộng ra hoặc thu gọn lại.
  • Bạt mái xếp: Bạt sẽ được luồn vào thanh xỏ bạt rồi treo trên khung kèo, bạt sẽ được xếp thành các múi bạt với khoảng cách đều nhau.

1.3. Dự toán chi phí

Bước tiếp theo mà bạn cần thực hiện khi thi công mái xếp chính là dự toán chi phí. Chi phí sẽ được tính toán dựa trên kích thước nguyên vật liệu, chất liệu sử dụng, các phụ kiện cần thiết… Dự toán chi phí sẽ giúp bạn chủ động khi thực hiện cách làm mái xếp lượn sóng, tránh tình trạng chi phí bị đội lên quá cao.

1.3. Chuẩn bị nguyên vật liệu

Chuẩn bị nguyên vật liệu là bước quan trọng trong quá trình thi công mái xếp lượn sóng. Dưới đây là danh sách các vật liệu cần thiết, kích thước cụ thể của các nguyên vật liệu sẽ căn cứ cụ thể vào số liệu mà bạn đã tính toán khi thiết kế mái che.

Nguyên vật liệu để dựng khung thép

  • Bulong dùng để liên kết móng
  • Bulong dùng để liên kết các bộ phận của kèo chịu lực, kèo ray và cột lại với nhau để đảm độ chắc chắn.
  • Cột mái xếp: Thường dùng thanh sắt tròn hoặc cột giàn, điều này còn tùy thuộc vào diện tích lắp đặt mái xếp lớn hay nhỏ. Nếu diện tích mái che nhỏ thì có thể dùng cột tròn, nếu diện tích lớn thì cần làm cột dạng kết cấu mới đảm bảo vững chắc.
  • Các thanh sắt hộp với các kích thước khác nhau để làm kèo chịu lực, kèo ray.

Hướng dẫn cách làm mái xếp lượn sóng đơn giản, đúng kỹ thuật tại nhà

Các loại máy móc cần thiết

  • Máy hàn, máy cắt, máy bắn vít, máy mài
  • Sơn chống gỉ, giàn giáo, dây nguồn…

Nguyên liệu, phụ kiện mái xếp

  • Ống thép
  • Sắt hộp mạ kẽm
  • Các phụ kiện: bi, mái xếp, buli, ròng rọc, dây kéo, dây cữ, motor,thanh u sắt, bi trượt.

Hướng dẫn cách làm mái xếp lượn sóng đơn giản, đúng kỹ thuật tại nhà

Bạt mái xếp có nhiều loại khác nhau, bao gồm bạt nhập khẩu từ các nước như Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc hoặc các loại bạt nội địa như: bạt PE, PVC… Bạn nên chọn loại bạt phù hợp với điều kiện kinh tế, màu sắc cũng nên hài hòa với không gian xung quanh.

1.4. Tiến hành thi công k mái xếp

Bước 1: Thi công móng

Nếu mái xếp có diện tích nhỏ, bạn chỉ cần khoan bắt bulong xuống sàn rồi bắt cố định chân cột vào nền. Nếu diện tích mái xếp lớn, bạn cần làm móng cốc, có đổ bê tông rồi đặt bulong chữ J xuống, phần bên trên của bulong sẽ liên kết với cột bằng bản mã.

Bước 2: Dựng khung cột mái xếp

Tiến hành dựng 4 cột đỡ cho toàn bộ mái xếp, cột được làm từ ống sắt với đường kính từ 141 – 350cm tùy theo diện tích mái xếp.

Tiếp theo là dựng kèo chịu lực và kèo thang. Trong quá trình dựng, cần đảm bảo các bộ phận liên kết chắc chắn với nhau và tạo thành hình vuông hoặc hình chữ nhật. Khoảng cách tối đa của kèo dọc là 4,5m để ngăn chặn tình trạng bị võng bạt, khiến nước bị đọng lại.

Hướng dẫn cách làm mái xếp lượn sóng đơn giản, đúng kỹ thuật tại nhà

Bước 3: Lắp đặt bạt xếp lên khung

Trải bạt ở một mặt phẳng rộng, căn chỉnh sao cho bạt không bị nhăn nheo, gãy hỏng. Lấy thanh xỏ bạt để luồn vào lỗ đã được may sẵn trên bạt. Tiếp theo đó bạn tiến hành bắn bi treo lên thanh u sắt, bắn vào vị trí trung tâm của 2 u sắt. Sau đó bạn treo từng sóng bạt lên thanh U sắt sao cho hai đầu bạt có khoảng cách đều nhau.

Sau khi hoàn thành treo bạt, bạn cần bắn dây cữ nhằm giữ cho các sóng bạt có khoảng cách bằng nhau, vừa đảm bảo tính thẩm mỹ vừa tăng cường khả năng thoát nước của bạt. Khoảng cách giữa các sóng bạt khoảng 50cm là hợp lý nhất.

Hướng dẫn cách làm mái xếp lượn sóng đơn giản, đúng kỹ thuật tại nhà

Bước 4: Lắp đặt motor tự động, làm hệ thống ròng rọc

Nếu muốn mái xếp lượn sóng có thể kéo ra, thu vào được thì bạn cần lắp đặt hệ kéo của mái. Ròng rọc sẽ được lắp vào để việc kéo bạt đơn giản hơn, có thể dùng ròng rọc 1 dây hay 2 dây tùy theo cân nhắc của bạn.

Nếu muốn sử dụng điều khiển từ xa, bạn có thể lắp thêm motor cho hệ kéo, còn nếu không thì bạn có thể sử dụng tay quay để kéo bạt thủ công. Trục cuốn motor có thể sử dụng ống sắt có đường kính 200mm để vòng cuốn to, motor có thể kéo được dài hơn.Hướng dẫn cách làm mái xếp lượn sóng đơn giản, đúng kỹ thuật tại nhà

Bước 5: Kiểm tra cuối cùng

Kiểm tra quá trình hoạt động của mái che xếp lượn sóng như thế nào, có ổn định không, có xảy ra lỗi gì không. Nếu không phát hiện vấn đề gì thì bạn có thể kết thúc quá trình thực hiện cách làm mái xếp lượn sóng.

Bước 6: Sử dụng và bảo trì mái xếp

Trong quá trình sử dụng, bạn cần theo dõi hoạt động của mái xếp, nếu có trục trặc thì cần điều chỉnh ngay. Bên cạnh đó, khoảng 6 tháng một lần bạn cần tra mỡ định kỳ để giúp mái xếp hoạt động trơn tru, bền bỉ hơn.

Xem thêm =>> Đầy đủ thông tin về mái thả tự cuốn và những ứng dụng trong cuộc sống

2. Lưu ý khi thi công mái xếp lượn sóng

Nếu bạn tự thực hiện cách làm mái xếp lượn sóng sẽ tiết kiệm được một khoản chi phí đáng kể. Tuy nhiên, bạn cũng cần lưu ý một số vấn đề dưới đây để việc lắp đặt thuận lợi và đúng kỹ thuật:

  • Lựa chọn những vật liệu làm mái xếp lượn sóng chất lượng để mái che bền chắc, hoạt động ổn định, tuổi thọ dài lâu.
  • Chuẩn bị đủ dụng cụ, nguyên vật liệu, phụ kiện để việc thi công diễn ra thuận lợi, không bị gián đoạn.
  • Chọn mái bạt che có tính thẩm mỹ, phù hợp với không gian xung quanh
  • Lựa chọn vị trí lắp đặt mái che phù hợp. Không nên lắp đặt mái che quá cao vì sẽ không đảm bảo sự chắc chắn, đặc biệt là khi mưa gió. Ngược lại, cũng không nên lắp đặt mái che quá thấp sẽ khiến không gian bị thiếu ánh sáng.
  • Loại bỏ chướng ngại vật khi lắp đặt như: cây to, vướng cành cây, cột điện… Nếu mái che va chạm với những vật này có thể bị rách, ảnh hưởng đến giá trị thẩm mỹ cũng như độ bền của mái che.

Trên đây là hướng dẫn cách làm mái xếp lượn sóng chi tiết theo từng bước, bạn có thể đọc và áp dụng khi cần thiết nhé. Trong trường hợp bạn quá bận rộn hoặc bạn cảm thấy không thể tự lắp đặt được thì có thể liên hệ với Công Ty TNHH Hòa Phát Việt Nam, chúng tôi sẽ tư vấn và thi công cho bạn trọn gói.

Mái xếp do Hòa Phát thi công đảm bảo tính thẩm mỹ và độ chắc chắn, hoạt động ổn định, ít xảy ra hư hỏng. Chúng tôi sử dụng các chất liệu tốt nhất, rõ ràng về nguồn gốc xuất xứ nên bạn có thể yên tâm. Mọi thắc mắc cần hỗ trợ, vui lòng liên hệ đến số sau: 19004692 – 0931.385.386

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

19004692
0931385386