Hiện nay, kinh tế Việt Nam đang phát triển và thu hút đầu tư mạnh mẽ cả trong và ngoài nước. Chính vì thế số lượng các nhà xưởng được mở ngày càng nhiều để gia tăng sản xuất, đáp ứng tiêu dùng của người dân. Nhà xưởng không chỉ là nơi chứa đựng máy móc mà còn là nơi công nhân làm việc để tạo ra sản phẩm, do đó, việc lắp đặt mái che nhà xưởng cần phải được chủ đầu tư quan tâm. Vậy lý do vì sao nên lắp đặt mái che cho kho xưởng, có những loại mái che nào phù hợp? Theo dõi bài viết sau để có câu trả lời nhé.
1. Mái che nhà xưởng là gì?
Mái che nhà xưởng được cấu tạo từ những khung sắt hoặc xây gạch kết hợp với phần mái bằng chất liệu khác nhau, trong đó mái tôn là vật liệu thường được sử dụng nhiều nhất hiện nay. Mái che nhà xưởng có thể che phủ một diện tích rộng lớn và dễ dàng di chuyển, tháo dỡ hoặc mở rộng thêm.
Mái che nhà xưởng được sử dụng phổ biến trong các nhà xưởng để tạo môi trường làm việc thoáng đãng, đảm bảo chất lượng và hiệu suất sản xuất khỏi những ảnh hưởng của thời tiết.
Hình dáng của mái nhà xưởng sẽ được quyết định phần lớn bởi chất liệu mái, hình thức kết cấu, mặt bằng kiến trúc, kỹ thuật thi công và một số vấn đề khác. Mái nhà xưởng không chỉ ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ mà còn quyết định đến độ an toàn của công nhân làm việc, chất lượng vật tư, do đó, để chọn được mái nhà xưởng phù hợp cần có sự nghiên cứu để đảm bảo sự hợp lý về mặt kết cấu và điều kiện kinh tế.
Kết cấu của mái nhà xưởng chia thành 2 loại dưới đây:
- Mái có kết cấu phẳng: Các bộ phận như dầm, khung, vì kèo, cột…sẽ có nhiệm vụ chịu lực chính cho toàn bộ mái che. Bên trên của các kết cấu này sẽ là giá đỡ và các tấm lợp.
- Mái nhà xưởng có kết cấu khung gian: Vỏ móng, vòm, vì kèo không gian, bản gấp nếp.
Về cấu tạo, mái kho xưởng thường có hai cách cấu tạo chính là mái có xà gồ và mái không có xà gồ. Mái có xà gồ là loại mái có sử dụng xà gồ để làm liên kết nhằm đỡ các tấm lợp có kích thước nhỏ. Trong khi đó, mái không xà gồ sẽ dùng các tấm lợp bằng panen bê tông với kích thước lớn, dùng cho các nhà xưởng có diện tích rộng.
Tùy theo từng hình thức kết cấu mà mái nhà xưởng sẽ có ba hình thức chính là: mái bằng, mái dốc và mái hình cong. Độ dốc của mái cũng tùy theo chất liệu lợp mái và cấu tạo mái. Nhìn chung, trước khi thi công, các kỹ sư sẽ tính toán thật kỹ về độ dốc để đảm bảo khả năng thoát nước tốt nhất cho mái che kho xưởng.
2. Ưu điểm của mái che nhà xưởng?
Mái che là một phần vô cùng quan trọng với nhà xưởng nên bắt buộc chúng phải có công dụng hữu ích đối với nhà xưởng đó. Dưới đây là một số ưu điểm vượt trội của máy che nhà xưởng chất lượng.
- Dễ dàng thi công và lắp đặt với nhiều loại diện tích. Phụ thuộc vào bố trí khi thiết kế nhà xưởng, bạn có thể tự do lựa chọn mái che một phần hoặc mái che toàn bộ như mái nhà. Mái che phù hợp với mọi không gian nhà xưởng với diện tích lớn, nhỏ khác nhau.
- Mái che có đa dạng mẫu mã và chất liệu khác nhau. Bạn sẽ có nhiều sự lựa chọn hơn, đảm bảo phù hợp với những tiêu chí bạn đặt ra về cả chất lượng và chi phí.
- Ngoài những lợi ích về công dụng như che nắng, che mưa, chống gió, bảo vệ nguyên vật liệu, máy móc sản xuất. Mái che còn có công dụng tạo tính thẩm mỹ cho công trình.
- Chất liệu mái che bền bỉ, có khả năng chịu được điều kiện thời tiết khắc nghiệt, do đó tuổi thọ của mái cao.
3. Lý do nên lắp đặt mái che cho kho xưởng?
Những ưu điểm vượt trội được nêu trên của mái che nhà xưởng đã phần nào giúp bạn lý giải lý do vì sao nên lắp đặt mái che cho kho xưởng của bạn rồi đúng không nào. Tuy nhiên để làm rõ hơn, dưới đây chúng ta sẽ cùng tìm hiểu rõ hơn về những lợi ích của mái che dưới đây:
-
- Thi công nhanh chóng và đơn giản. Bạn có thể dễ dàng thấy rõ ràng rằng so với việc thi công mái nhà cho các công trình nhà ở, biệt thự,…mái che nhà xưởng có thể hoàn thành trong khoảng thời gian ngắn, giúp hoạt động sản xuất được bắt đầu theo đúng tiến độ.
- Tiết kiệm chi phí. Bởi vì quy mô kho xưởng thường khá lớn nên giá thành mái che nhà xưởng sẽ rẻ hơn các loại mái che thông thường. Đồng thời, chất liệu sản xuất mái che đảm bảo độ bền vững, tuổi thọ lâu dài và giúp nhà đầu tư, chủ nhà xưởng tiết kiệm được rất nhiều chi phí khi làm mới hoặc sửa chữa khi phát sinh vấn đề.
- Che nắng cho nhà xưởng: Mái nhà xưởng giúp che nắng một cách hiệu quả nhất cho khu vực được bao phủ. Đặc biệt, nhiều mái che hiện này còn được sản xuất từ chất liệu chống nóng và ngăn tia UV. Nhờ vậy khu vực lắp đặt không bị ánh nắng làm nóng như những công cụ thường.
- Che mưa, chống gió bão tốt: Việt Nam là đất nước nằm ở vị trí thường bị ảnh hưởng bởi những cơn bão, vì vậy mái che nhà xưởng bắt buộc phải được làm từ chất liệu chắc chắn vừa có khả năng chịu nhiệt, vừa có khả năng chịu lực mạnh mẽ. Đối với một số nhà xưởng, mái che được thiết kế để che phủ hoàn toàn diện tích nhà xưởng nên chúng đóng vai trò không khác gì mái nhà.
- Đảm bảo việc sản xuất diễn ra thuận lợi: Mái che kho xưởng có tác dụng rất lớn trong việc tạo ra một môi trường thuận lợi cho công nhân làm việc mà không cần lo lắng nắng, mưa, thời tiết thất thường. Mái che còn góp phần bảo vệ toàn bộ vật tư, thiết bị, máy móc đắt tiền ở bên trong không bị hư hỏng do ảnh hưởng của thời tiết, giúp chủ đầu tư tiết kiệm được những khoản chi phí nhất định.
4. Top mẫu mái che kho xưởng phổ biến hiện nay
Hiện nay, mái tôn là lựa chọn tối ưu nhất về cả công năng và chi phí cho các doanh nghiệp. Dưới đây Hòa Phát xin giới thiệu đến bạn những mẫu mái tôn phổ biến nhất hiện nay.
4.1. Mái tôn 1 lớp (tôn cán sóng)
Tôn 1 lớp là những tấm thép được cán mỏng, mạ kẽm hoặc mạ nhôm kẽm, sau đó được cán sóng dạng vuông hoặc tròn mang tính thẩm mỹ cao. Chủ yếu để lợp mái và vách ngăn cho các công trình dân dụng và công nghiệp.
Mái tôn nhà xưởng làm từ tôn cán sóng 1 lớp có tính thẩm mỹ cao, thi công nhanh chóng, giá thành rẻ. Hạn chế của mái tôn này là không có khả năng cách nhiệt, không phù hợp với những kho xưởng nằm ở những vùng nắng nóng, nhiệt độ cao quanh năm.
4.2. Mái tôn 3 lớp lõi PU chống nóng
Là dòng mái che bằng tôn chuyên dụng được thiết kế bằng tấm lợp 3 lớp cách nhiệt, cách âm. Có 2 mặt đều là tôn PU và có lõi xốp polyurethane cứng chắc, có khả năng cách nhiệt tuyệt vời. Mái tôn 3 lớp chống nóng được sử dụng với những công trình có kết cấu xà gồ để đảm bảo sự chắc chắn.
4.3. Mái nhà xưởng tôn 5 sóng
Mái che tôn 5 sóng có 1 lớp, được sản xuất dựa trên sản phẩm được cán ra từ tôn cuộn mạ lạnh, mạ kẽm hoặc mạ màu. Sóng tôn cao 32 mm nên có khả năng chống mưa, chống tràn nước rất hiệu quả.
Ngoài các sóng chính còn có thêm các sóng phụ để gia tăng độ cứng chắc, hạn chế tình trạng tôn bị gãy, hư hỏng do quá trình vận chuyển, thi công. Sự bổ sung các sóng phụ này cho phép việc thiết kế xà gồ có khoảng cách lớn mà không lo bị hư hỏng, thiếu an toàn.
4.4. Mái nhà xưởng tôn sóng vuông 7 sóng
Tôn 7 có chiều cao là 24mm, mạ kẽm, mạ hợp kim nhôm kẽm (tôn lạnh), phủ màu (tôn màu) chất lượng cao cấp theo tiêu chuẩn Nhật Bản và Châu Âu. Tôn 7 sóng có chiều cao sóng khá thấp, do đó cần thiết kế độ dốc hợp lý để tăng khả năng thoát nước khi trời mưa. Giữa các sóng chính cũng được thiết kế thêm các sóng phụ, giúp tấm lợp cứng hơn, ít biến dạng hơn khi di chuyển, thi công.
4.5. Mái nhà xưởng tôn 9 sóng vuông
Là mái tôn có chiều cao sóng 21mm, có khả năng chịu lực và chống tràn nước ở mức vừa phải. Tôn 9 sóng được ưa chuộng cho thi công mái nhà xưởng công nghiệp bởi số lượng sóng nhiều và bằng nhau, mang lại tính thẩm mỹ cao cho công trình. Tuy nhiên, cũng cần tính toán độ dốc hợp lý để chống tình trạng dột khi mưa bão.
4.6. Mái Tôn Cliplock
Tôn Cliplock được mạ kẽm bên ngoài để đảm bảo độ bền, khả năng chống oxy hóa hiệu quả, phù hợp với điều kiện môi trường khắc nghiệt. Tôn Cliplock được sử dụng phổ biến cho các công trình có diện tích mái lớn. Tôn có 2 loại là loại 4 sóng và loại 3 sóng với khả năng chống tràn và thoát nước tốt, an toàn khi trời mưa to.
Các sóng chính có độ cao khoảng 40mm, có hai sóng phụ ở giữa hai sóng chính giúp tăng cường độ cứng cho tấm lợp. Dùng tôn Cliplock cho phép thiết kế khung xà gồ với khoảng cách lớn nhưng không ảnh hưởng đến độ an toàn của mái tôn. Loại tôn này phù hợp với những công trình cần chiều dài lớn mà không cần nối đầu. Đặc biệt, mái tôn Cliplock có khả năng chống gỉ sét hiệu quả do không cần bắn vít lên về mặt tôn mà sử dụng đai kẹp và vít bắn đai.
4.7. Mái tôn nhà xưởng Seamlock
Mái kho xưởng sử dụng tôn Seamlock có chiều cao sóng lên đến 66mm, do đó mái tôn có khả năng chống tràn nước lý tưởng cho mái, phù hợp với nhiều công trình khác nhau. Đây được đánh giá là hệ thống mái hợp có thiết kế và cấu tạo tốt nhất, mang lại độ bền cao nhất trong tất cả các mẫu mái tôn nhà xưởng.
Tôn Seamlock không bắn vít trực tiếp vào tấm tôn nên có khả năng chống gỉ sét tốt, chịu được thời tiết khắc nghiệt, bền bỉ với thời gian. Giữa hai sóng lớn được thiết kế thêm 3 sóng phụ nên tôn có độ cứng chắc vượt trội, chịu lực rất tốt.
4.8. Mái tôn lấy sáng
Là dạng tôn được làm từ nhựa polyester, có tấm tôn dạng sợi thủy tinh với ưu điểm nhẹ dễ thi công, lấy sáng tốt, chống nhiệt và tiếng ồn. Phù hợp sử dụng cho những nơi sản xuất kim loại hay các xưởng gia công kim khí.
Như vậy, Hoà Phát đã giúp bạn đọc hiểu rõ lý do vì sao nên lắp đặt mái che cho kho xưởng. Với nhiều năm hoạt động trong nghề, cùng đội ngũ nhân viên tận tâm, chúng tôi đảm bảo có thể đáp ứng tốt nhu cầu lắp đặt máy che kho xưởng của khách hàng. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua hotline 19004692 – 0931.385.386 để được tư vấn miễn phí và báo giá nhanh chóng.